LỰA CHỌN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP NÀO THÌ PHÙ HỢP?
Đây là một trong những câu hỏi đặt ra hàng đầu đối với những cá nhân có dự định thành lập công ty. Trong có loại hình doanh nghiệp như công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh,… bạn nên lựa chọn loại hình nào để phù hợp với điều kiện hiện tại và nhu cầu bản thân? Hãy để VNCONNECT tư vấn và hỗ trợ bạn.
Hiện nay, phổ biến nhất là 3 loại hình doanh nghiệp sau đây:
1. DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Doanh nghiệp tư nhân là loại hình công ty do một cá nhân làm chủ, có trụ sở giao dịch và tài sản. Chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất của công ty đồng thời cũng là người đại diện theo pháp luật.
Ưu điểm khi thành lập doanh nghiệp tư nhân
– Do chỉ có 1 chủ sở hữu nên việc quyết định các vấn đề của công ty như sản xuất, mua bán diễn ra nhanh chóng mà không phải thông qua họp bàn. Nếu khách hàng muốn mở 1 công ty do chính mình làm chủ và trực tiếp quyết định mọi vấn đề của công ty thì nên thành lập loại hình doanh nghiệp này
– Doanh nghiệp tư nhân được phép cho thuê lại công ty, vậy nên trong trường hợp khách hàng không muốn điều hành công ty nữa, có thể cho một cá nhân khác thuê lại doanh nghiệp
– Có thể kiểm soát các khoản rủi ro trong kinh doanh dễ dàng do chỉ có 1 chủ sở hữu, đồng thời các vấn đề liên quan đến kê khai và nộp thuế cũng đơn giản và nhanh chóng
Lưu ý:
Khi lựa chọn thành lập loại hình doanh nghiệp này, khách hàng cũng cần lưu ý những vấn đề như sau:
– Do chỉ có 1 cá nhân làm chủ sở hữu và quyết định mọi vấn đề liên quan đến công ty, chính vì thế khó tránh khỏi những quyết định có thiên hướng cá nhân , sai lầm, nhiều trường hợp có thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh , sản xuất
– Cũng do chỉ có 1 chủ sở hữu nên khả năng huy động vốn gặp nhiều khó khăn, khách hàng nên lưu ý vấn đề này
– Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
– Với việc chịu trách nhiệm vô hạn về hoạt động kinh doanh, nên khách hàng sẽ phải chịu mọi rủi ro trong kinh doanh bằng tài sản công ty lẫn tài sản cá nhân, khiến việc rạch ròi giữa 2 tài sản này là không có.
2. CÔNG TY TNHH
– Công ty TNHH 1 thành viên
Cũng giống với Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH 1 thành viên cũng có 1 chủ sở hữu duy nhất song lại có tư cách pháp nhân kể từ khi thành lập công ty nên loại hình công ty này rất phù hợp với khách hàng muốn tự mình làm chủ công ty và trực tiếp kiểm soát mọi hoạt động của công ty.
Bên cạnh đó, với ưu thế là việc chỉ phải chịu trách nhiệm với các khoản nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn góp vào công ty, quyền lợi của chủ sở hữu cũng được đảm bảo trong trường hợp phát sinh lỗ.
Tuy nhiên, một điểm lưu ý nếu khách hàng muốn thành lập loại hình công ty này là : Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu. Chính vì thế sẽ làm giảm đi khả năng phát triển đột phá của doanh nghiệp do không có số vốn lớn để có thể triển khai những kế hoạch kinh doanh đột phá và táo bạo.
– Công ty TNHH 2 thành viên
Trường hợp khách hàng mong muốn công ty có 2 thành viên trở lên, không phải do một chủ sở hữu thì lúc này khách hàng nên cân nhắc lựa chọn thành lập một trong loại hình : Công ty TNHH 2 thành viên hoặc Công ty Cổ phần.
*Lí do nên thành lập công ty TNHH 2 thành viên bởi:
– Công ty TNHH 2 thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;
– Số lượng thành viên công ty không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;
– Chế độ chuyển nhượng vốn được quản lý chặt chẽ và các hoạt động kinh doạnh phải thông qua Hội đồng thành viên , giúp giảm thiểu rủi ro trong việc kinh doanh sản xuât
– Cũng cần lưu ý, Công ty TNHH 2 thành viên không được phép phát hành cổ phần để huy động vốn hoặc bán, cũng như số lượng thành viên bị giới hạn ở 50 thành viên.
3. CÔNG TY CỔ PHẦN
Đây là loại hình được đa phần các tập đoàn và doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước lựa chọn thành lập, đâu là nguyên nhân? Có lẽ bởi chính những ưu thế của loại hình công ty này mang lại :
+ Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp, hạn chế rủi ro cho các cổ đông góp vốn
+ Sẽ hoạt động được trong hết mọi ngành nghề do có khả năng huy động vốn để phù hợp với mức vốn pháp định
+ Do cơ cấu linh hoạt nên tạo điều kiện nhiều người góp vốn vào công ty, thu hút các cá nhân, tổ chức góp vốn
+ Có khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng
+ Mọi vấn đề từ nhỏ đến lớn của công ty đều được giám sát và quản lý chặt chẽ bởi ban kiểm soát hoặc hội đồng cổ đông, chính vì thế Công ty sẽ chủ động kiểm soát mọi vấn đề kinh doanh, hạn chế rủi ro cho hoạt động công ty.
*Lưu ý : Cũng bởi do được tổ chức và quản lý chặt chẽ nên loại hình này còn những nhược điểm như :
+ Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn nên dễ có sự phân hoá thành các nhóm cổ động đối lập nhau về lợi ích
+ Bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán, nên thủ tục phức tạp hơn loại hình công ty khác
Nên thành lập công ty gì để kinh doanh và hoạt động tốt nhất ?
Như đã phân tích và đánh giá ở trên, có thể thấy mỗi một loại hình công ty đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, việc loại hình nào là tối ưu nhất phụ thuộc rất nhiều vào số lượng thành viên, khả năng của từng khách hàng. Về mặt kinh doanh, công ty cổ phần giúp khách hàng có thể mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư vốn lớn, giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất. Tuy nhiên nếu bạn là 1 doanh nghiệp nhỏ, ít cổ đông, ít vốn, ít khách hàng.. thì với tất cả kinh nghiệm của mình, VNCONNECT khuyên bạn nên thành lập công ty TNHH để được đơn giản các thủ tục pháp lý, thủ tục thuế.. trong quá trình thành lập và hoạt động của doanh nghiệp.